Saturday, May 3, 2014

Marketing online và game chiến thuật online

Qua những lần chơi game chiến thuật online và nhìn nhẫn nó dưới con mắt của một người kinh doanh mình có những quan điểm cá nhân sau:
Để thành công và chinh phạt thị trường (chiến trường) bạn cần có tối thiểu 2 trong 3 vấn têu chí sau:
1.       Đầu óc (chất xám)
2.       Thời gian
3.       Tiền bạc
Khi đã bắt đầu cuộc chơi bạn luôn khao khát chiến thắng, chinh phạt những người chơi khác và cuộc đua top bắt đầu. Nếu bạn không có tinh thần đó ắt hẳn chỉ cần qua vài màn chơi bạn nhanh chóng tháo game vì đơn giản game chưa kích được những yếu tố trên của bạn.

Trong kinh doanh cũng vậy khi bạn khao khát được kiếm tiền mang lại sự tự do cho bản thân, với nhiều cách khác nhau bạn sẽ tìm ra lĩnh vực riêng định hướng cho mình để bắt đầu.

Với bản thân mình khi chơi game, một game có đầy đủ các yếu tố chiến thuật, cân bằng tài nguyên và những thứ tư duy logic hoặc đại loại một game cày ra tiền (nhiều) rất dễ làm mình ghiền :D. Khi chơi chúng ta luôn là những kẻ háo chiến và đôi lúc đánh mất đi sự điềm đạm dẫn đến tài nguyên không cân bằng và một khi mua lính để công và nâng cấp nhà để thủ là một vấn đề đau đầu, nhưng nó sẽ rất đơn giản khi bạn có nhiều tiền để nạp card và giải quyết nó :D (Game đã thành công về tâm lý người dùng để thu lợi nhuận). Vậy ngoài tiền còn có cách nào giải quyết: Đơn giản bạn phải có cái đầu điềm đạm suy xét để làm mọi thứ cân bằng hơn và phải có thời gian.

Trong kinh doanh cũng vậy, có khá nhiều khách hàng hỏi mình sự hiệu quả mà dịch vụ bên bạn mang lại nhưng nhiều người vẫn chưa tìm hiểu nhiều và chưa thật sự hiểu thì cho dù mình có tư vấn đến bao nhiêu đi nữa thì cũng không đi đến cái nhìn chung “sự hiệu quả”. Để hiệu quả nhanh, “ngay và luôn” bạn phải có thật sự nhiều tiền để đầu tư, nhưng kinh doanh khác game, game nạp tiền bạn dễ dàng mua để nâng cấp nhà, quân. Nhưng tiền đầu tư cho kinh doanh bạn không chỉ có một nơi để nạp mà có rất nhiều kênh bạn phải suy xét, do đó bạn cần phải có thêm sự hiểu biết.
“ Dục tốc bất đạt” thương trường là nơi ai cũng muốn lợi nhuận. Nhưng bạn phải biết lợi nhuận đó sinh ra thế nào? Cụ thể hóa nó ra làm sao, và đặc biệt đừng bao giờ ảo tưởng sức mạnh của bản thân, nên kinh doanh luôn là sự học hỏi, quá trình và đào thải khắc nghiệt. Trò chơi chiến thuật hay một cỗ máy hút máu các game thủ, đơn giản đó là cách nhìn của mỗi người :D.


“Sự  thách thức luôn luôn tồn tại cơ hội”

Monday, February 17, 2014

Ý nghĩa và cách sử dụng các số liệu trong Facebook Insights

Bạn có đang theo dõi chiến dịch Facebook marketing của mình? Bạn đã từng cảm thấy mơ hồ trước những số liệu Facebook cung cấp trong Facebook Insights?
Là nhà marketing, chúng ta biết rằng cái gì có thể đo lường đều có thể được quản lí (và cải thiện). Vậy, dù công việc có khó khăn là thế, chúng ta vẫn cần phải đo lường hiệu quả trang Facebook của mình.
Cần đo lường số liệu nào trên trang Facebook?
Có 6 số liệu chính bạn cần theo dõi để hiểu được hiệu quả trang Facebook của mình như thế nào, vì sao bạn cần tới chúng và tìm chúng ở đâu:
  • Fan Reach
  • Organic Reach
  • Engagement
  • People Talking About This (hay Storyteller)
  • Click-Through Rate
  • Negative Feedback

1 – Fan Reach

Fan reach đơn giản là số fans của Page có thấy bất kì bài post nào của Page. Đây là độ reach “tự nhiên”, nghĩa là nó chỉ ra số người trực tiếp thấy bài post mà không phải thông qua hành động của bạn của fan (như like, share hoặc bình luận). Lượt view từ hành động của bạn của fan được tính vào trong lượng “viral”.
Xem số liệu fan reach này ở đâu?
Trong giao diện thống kê của Facebook thực tế không có sẵn thông số này mà chỉ có trong tập tin Excel lúc bạn trích xuất dữ liệu (Export Data) và tải về.
Để xem được dữ liệu về fan reach, trước hết bạn cần trích xuất dữ liệu thành tập tin Excel.
Để xem được dữ liệu về fan reach, trước hết bạn cần trích xuất dữ liệu thành tập tin Excel.
Chọn định dạng cho tập tin, chuỗi thời gian và chọn “post level data”.
Chọn định dạng cho tập tin, chuỗi thời gian và chọn “post level data”.
Fan reach chính là cột “Lifetime Post reach by people who like your Page” trong tập tin Excel.
Fan reach chính là cột “Lifetime Post reach by people who like your Page” trong tập tin Excel.
Vì sao số liệu fan reach lại quan trọng
Fan reach của mỗi bài post có lẽ là số liệu quan trọng nhất cần theo dõi. Nó giúp đo lường độ hấp dẫn của nội dung của bạn đối với fan và đánh giá chất lượng fan của Page như thế nào.
Thường các fan mà bạn có được từ các cuộc thi (hay tệ hơn là có từ việc mua “fan”) sẽ có xu hướng giấu đi, ẩn đi (hide) nội dung từ Page của bạn khỏi news feed của họ (có thể họ tham gia Page vì mục đích khác). Nếu họ không trực tiếp làm thế thì do sự thiếu quan tâm của họ tới nội dung của bạn (kéo theo đó là thiếu tương tác) mà Facebook cũng sẽ thôi không hiển thị nội dung của bạn lên News Feed của người dùng nữa. Điều này thuộc về thuật toán EdgeRank tính toán ra.
Fan reach là số liệu đo lường sức khỏe trang Facebook của bạn, Chất lượng của fan càng cao và nội dung của bạn càng thú vị thì càng có nhiều fan (và cả fan tiềm năng) bạn reach tới.

2 – Organic Reach

Organic reach là số người, kể cả là fan và không phải là fan, có thấy bài post của bạn. Tương tự như fan reach, organic reach chỉ tính lượt xem không phải từ một hành động của bạn của fan (hành động đó được tính trong viral reach).
Điểm khác biệt thực sự so với fan reach là organic reach bao gồm cả lượt view của những người  không phải là fan của Page nhưng họ trực tiếp truy cập vào Page của bạn hoặc thấy nội dung của Page thông qua widget (ví dụ như Like Box gắn trên website/blog của bạn).
Xem số liệu organic reach này ở đâu?
Số liệu organic reach rất dễ tìm thấy trong Facebook Insights. Trong Insights, bạn click vào con số đằng trong cột Reach sau mỗi bài post và đưa chuột vào cột màu xanh sẽ thấy được con số reach cụ thể là bao nhiêu.
Click vào con số đằng trong cột Reach sau mỗi bài post và đưa chuột vào cột màu xanh bạn sẽ thấy được con số reach cụ thể là bao nhiêu.
Click vào con số đằng trong cột Reach sau mỗi bài post và đưa chuột vào cột màu xanh bạn sẽ thấy được con số reach cụ thể là bao nhiêu.
Không như fan reach cần phải tải về tập tin Excel để xem, bạn vẫn có thể kiểm tra số liệu này ngay trên Facebook. Nhưng lưu ý rằng organic reach có thể khác xa so với số liệu fan reach.
Dưới đây là ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa hai Page khi so sánh kết quả của hai số liệu này
Khác biệt giữa Fan Reach và Organic Reach
Khác biệt giữa Fan Reach và Organic Reach
Như bạn có thể thấy, organic reach có thể không phản ánh chính xác lượng fan reach. Vậy trước khi sử dụng organic reach thay vì fan reach, bạn hãy kiểm tra lại liệu có sự khác biệt quá lớn giữa hai số liệu hay không.
Vì sao số liệu organic reach lại quan trọng
Organic reach có thể thay thế số liệu fan reach trong đo lường, nhưng chỉ khi sự khác biệt xét về trung bình giữa hai số liệu là không quá lớn dựa trên số fan của Page.
Số liệu organic reach có thể giúp bạn tìm ra cách cải thiện sự xuất hiện tự nhiên cho nội dung của Page. Lấy ví dụ, khi organic reach và fan reach suýt xoát bằng nhau thì thường điều đó có nghĩa người dùng không thể thấy được nội dung của bạn một khi họ chưa là fan của bạn.
Nguyên nhân có thể là do bạn chưa truyền thông đúng cách fan page trên các kênh marketing khác. Nếu bạn có website, blog và newsletter mà không thấy được sự khác biệt tương đối nào giữa organic reach và fan reach thì có thể ẩn ý rằng bạn không hấp dẫn được thêm đối tượng mới nào (mà chưa phải là fan) cho nội dung của mình.
Khi ấy, hãy thử chiến lược quảng cáo tốt hơn cho Page trên các kênh marketing khác và xem điều kì diệu nào xảy đến.

3 – Engagement

Theo Facebook, xét ở mức mỗi bài post, engagement là “số người click vào bất kì nơi nào trong bài post của bạn”.
Engagement được tính là số người click, bình luận và chia sẻ và những người có xem video hoặc có click vào liên kết hay hình ảnh bạn post lên. Hay cả khi bạn click vào tên của người bình luận, nhấn like cho một comment, click vào tên Page hay kể cả người đưa negative feedback về cho Facebook bằng cách report nội dung của bạn thì cũng được tính vào chỉ số engagement này.
Đây là số liệu quan trọng thứ hai, chỉ sau số liệu về reach. Reach cho bạn biết có bao nhiêu người có thể đã thấy nội dung của bạn;engagement là số người có tương tác với nội dung của bạn.
Xem số liệu engagement này ở đâu?
Trong Facebook Insights, bên phải cột số liệu Reach bạn sẽ tìm thấy số liệu về engagement cho mỗi bài viết.
Sự khác biệt giữa fan reach và organic reach có thể thay đổi rất lớn giữa Page này so với Page khác.
Sự khác biệt giữa fan reach và organic reach có thể thay đổi rất lớn giữa Page này so với Page khác.
Vì sao số liệu engagement lại quan trọng
Nếu bạn thực sự nghiêm túc trong đo lường hiệu quả chiến dịch Facebook marketing của mình thì có thể nói số liệu engagement là số liệu quan trọng thứ hai cần theo dõi, dù đó là hành động như like, bình luận, hay chia sẻ nội dung, hoặc theo kiểu “thụ động” hơn như xem video, click vào liên kết hay click vào hình ảnh.
Và vì không phải chỉ cần những updates của mình được xem bởi càng nhiều người càng tốt, mà cái bạn cần là đảm bảo nội dung đó gây được sự thích thú nào đó nơi đối tượng mục tiêu. Số liệu engagement là số liệu duy nhất đo được sự thích thú này.
Một lưu ý rằng khi đo lường, bạn đừng chỉ nhìn vào những con số trong Insights. Nó rất là “thô”. Để thực sự hiểu được số liệu đó và có được sự so sánh giữa các nội dung, bạn phải nhìn vào số người tương tác so với số người mà bài post reach tới.
Cách duy nhất để so sánh mức tương tác giữa các nội dung là tính ra phần trăm. Cách tính này cho bạn một con số có thể dùng được trong đo lường hiệu quả của mỗi bài post của bạn.
Công thức tính engagement
Nếu chỉ dựa vào những con số engaged users đơn thuần, bạn sẽ không bao giờ biết được hiệu quả tương tác có được của một bài post cụ thể là do chất lượng của nội dung hay chỉ đơn giản là do được hiển thị ra với nhiều người. Công thức trên giúp bạn hiểu được kết quả của mình với một con số phần trăm cụ thể để có thể so sánh được giữa các bài post với nhau.
Tính ra tỉ lệ phần trăm cho mỗi bài post giúp bạn so sánh được hiệu quả giữa các bài post với nhau.
Tính ra tỉ lệ phần trăm cho mỗi bài post giúp bạn so sánh được hiệu quả giữa các bài post với nhau.

4 – People Talking About This (hay còn gọi là Storytellers)

Dữ liệu “People Talking About This” trong Facebook Insights đôi khi còn được gọi là “Storytellers”, là một trong những số liệu của Facebook mà không có nhiều người hiểu hết được.
Số liệu này một phần nằm trong số liệu engagement, nghĩa là số “người nói” về bài post được bao gồm vào trong số người “tương tác (engage)” với bài post đó.
Khác biệt giữa PTAT so với số liệu engagement ở trên là PTAT thể hiện rõ số fan của bạn đã có hành động nào đó để thể hiện tương tác trên Page và tương tác đó hiện ra trên News Feed của bạn của fan này.
Số liệu PTAT chỉ đo ba loại hành động: Likes, bình luận và chia sẻ.
Xem số liệu People Talking About This này ở đâu
Ngay trong Insights, bạn sẽ thấy bên cạnh cột Engaged Users và Reach là cột “People Talking About This”.
Khi click vào con số “Peolple Talking About This” của mỗi bài post, bạn có thể xem được cụ thể từng hành động trên bài post.
Khi click vào con số “Peolple Talking About This” của mỗi bài post, bạn có thể xem được cụ thể từng hành động trên bài post.
Vì sao số liệu “People Talking About This” lại quan trọng
PTAT thể hiện tính “viral” của nội dung. Một trong những động lực khiến bạn tạo Facebook fanpage có thể là để liên kết với bạn bè của các fan hiện hữu một cách miễn phíSố liệu “People Talking About This” là số liệu tốt nhất cho bạn biết có bao nhiêu nhiêu người sẵn lòng giới thiệu bạn với bạn bè của họ.
Khi người dùng nhấn Like, bình luận hay chia sẻ một bài post trên Page của bạn, Facebook có thể quyết định cho hiện nội dung này đến bạn của người này hay không để cho biết người này đã like, bình luận hoặc chia sẻ nội dung từ Page của bạn. Chữ “có thể” được nhấn mạnh ở đây bởi vì Facebook giới hạn lượng reach của story bạn tạo ra.
Thay đổi trong thuật toán gần đây của Facebook đã chú trọng hơn đến tương tác của người dùng trên Page và vì thế Facebook là một cách hữu hiệu để đưa nội dung viral được đi xa hơn.

5 – Click-Through Rate

Click-through rate, hay CTR, một cái tên ắt hẳn mọi người đều cảm thấy quen thuộc bởi nó cũng xuất hiện trong email marketing, quảng cáo banner, quảng cáo PPC (chiến dịch Adwords hay chất lượng trang đích).
CTR trong Facebook cũng tương tự như trong các công cụ khác xét về mặt khái niệm. Click-through rate cho bạn biết số người đã click vào liên kết trong nội dung, hoặc click vào để xem video hoặc phóng to ảnh có trong nội dung của bạn.
Xem số liệu Click-through Rate này ở đâu
Trong giao diện Facebook Insights, khi bạn click vào con số Engaged Users sẽ xem được số người cụ thể đã click vào gì trong nội dung có trên Page.
Nếu nội dung đó là liên kết thì bạn sẽ thấy là “Link Clicks”; nếu là video bạn sẽ thấy là “Video Plays” và nếu đó là hình ảnh thì sẽ là “Photo Views”.
Tùy thuộc vào loại nội dung bạn cần theo dõi mà sẽ thấy click-through rate là “Photo Views”, “Video Plays” hay “Link Clicks”.
Tùy thuộc vào loại nội dung bạn cần theo dõi mà sẽ thấy click-through rate là “Photo Views”, “Video Plays” hay “Link Clicks”.
Vì sao số liệu click-through rate lại quan trọng
Tới đây bạn đã biết được có bao nhiêu người có thể đã thấy được nội dung của bạn (số liệu về reach) và hay hơn nữa là biết được có bao nhiêu trong số họ cảm thấy thú vị để tương tác với nội dung (engaged users) như đã nói ở trên.
Nhưng kết quả cuối cùng bạn muốn biết là có bao nhiêu người cảm thấy đã đủ thú vị và chú ý đến nội dung của bạn, nghĩa là họ xem video, hình ảnh của bạn hay click vào xem có gì trong liên kết ấy.
Số liệu click-through là nấc cuối cùng trong hình phễu đo lường chất lượng nội dung của bạn. Vì thế hãy chú ý đến nó hơn nữa.

6 – Negative Feedback

Negative feedback (feedback “xấu”, phản hồi “xấu”) là hành động “xấu” do fan thể hiện với một nội dung nào đó của bạn. Đó có thể cho ẩn đi một bài post, ẩn hết mọi bài post đến từ Page của bạn, unlike Page hay thậm chí tệ hơn nữa khi họ report bạn là spam.
Nói đơn giản thì negative feedback đếm số người thực sự không thích nội dung đến từ bạn hoặc những gì xuất hiện trên newsfeed của họ.
Xem số liệu negative feedback này ở đâu
Trong giao diện Facebook Insights, bạn click vào số Engaged Users sẽ thấy số người đưa tin negative feedback, nếu có, ở cuối cửa sổ hiện ra.
Click vào số Engaged Users của mỗi bài post bạn sẽ thấy negative feedback của bài post, nếu có.
Click vào số Engaged Users của mỗi bài post bạn sẽ thấy negative feedback của bài post, nếu có.
Trong trường hợp bạn muốn xem tường tận hơn số liệu này thì có thể tải về dữ liệu này dưới dạng tập tin Excel như làm với số liệu fan reach nói trên.
Vì sao số liệu negative feedback lại quan trọng
Trong đo lường nếu biết tận dụng bạn có thể biến những bất lợi trở thành lợi thế cho mình, Với Facebook, negative feedback là chỉ số đo lường sức khỏe Page của bạn. Nếu bài post nhận được nhiều negative feedback sẽ mất đi cơ hội được hiện thị ra với nhiều người hơn và Page có negative feedback trung bình ở mức cao sẽ mất dần đi khả năng reach của mình.
Thế nên, nếu bạn muốn làm Facebook marketing hiệu quả thì cần có cái nhìn kĩ hơn vào negative feedback và giữ nó càng thấp càng tốt.
Và cũng như với mọi số liệu engagement khác (engaged users, people talking about this, clicks…) khi đo lường negative feedback, bạn đừng chỉ nhìn vào những con số  thấy trong Insights mà hãy chuyển nó thành một con số phần trăm dựa trên số người đưa tin negative feedback và số người mỗi một bài post reach tới. Có như thế negative feedback mới thể hiện hết được ý nghĩa của nó và giúp bạn so sánh được dữ liệu giữa các bài post khác nhau
Thông thường tỉ lệ negative feedback nằm ở mức 0,1%.
Đọc dữ liệu negative feedback cũng như engagement dưới dạng phần trăm.
Đọc dữ liệu negative feedback cũng như engagement dưới dạng phần trăm.
Trên đây là một vài chỉ số chính cần đo lường khi làm Facebook marketing và vì bạn muốn thành công với Facebook thì trước hết cần hiểu được ý nghĩa dữ liệu đang có trnog tay và bạn sẽ thấy chúng hữu ích như thế nào.
Ban đầu, để làm quen với các số liệu, lời khuyên cho bạn là nên tự tay tính ra các con số. Một khi đã quen thuộc với cách tính và các con số mới dùng thêm các công cụ bên thứ ba để hỗ trợ cho công việc. Một vài công cụ miễn phí có thể giúp bạn như Page Analyzer và Simply Measured (bản miễn phí), hoặc trả thêm phí để có thể dùng các công cụ như Quintly, Pagelever, Wisemetrics.
Chúc các bạn có được những chiến lược và chiến dịch Facebook marketing ngày một hiệu quả hơn.

Sưu tầm

Thursday, January 9, 2014

Các giải pháp bán hàng online không thể bỏ qua

Những giải pháp bán hàng online mọi người nên thảm khảo và không thể bỏ qua để định hướng cho việc kinh doanh của cửa hàng được thuận lợi. Mình xin khái quát chung nhất lại như sau:



+ Bán hàng nhỏ lẻ không lâu dài:
       Số lượng những cá nhân hoặc tập thể hiện nay bán hàng nhỏ lẻ tự phát khá nhiều: (sinh viên, nhân viên văn phòng...) Chủ yếu những đối tượng này kinh doanh thử nghiệm, làm thêm kiếm thêm thu nhập, việc bán hàng chưa có quy mô và thường giới thiệu qua các bạn bè và mở các gian hàng trên các trang mạng xã hội.

+ Bán hàng có quy mô và phát triển lâu dài:
      Là những cửa hàng, doanh nghiệp, shop, cá nhân có đầu tư lâu dài và quy mô về kinh doanh. Bởi vì có quy mô nên việc kinh doanh của các đối tượng này đều có chiến lược (xây dựng thương hiệu...).

Vậy đâu là giải pháp bán hàng online với những hình thức như trên:

+ Miễn phí: Dùng các công cụ miễn phí để quảng bá sản phẩm, bán hàng: Mạng xã hội (facebook, blog...)

+ Có phí: Xây dựng website bán hàng, sử dụng các trang miễn phí (facebook, blog..) làm vệ tinh để hỗ trợ quảng bá.

Với hai giải pháp cơ bản trên, đa số hiện nay người kinh doanh chọn miễn phí, xong với đối tượng bán hàng có quy mô và phát triển lâu dài phần đông là sẽ xây dựng cho mình một website bán hàng chuyên nghiệp.

Hiện nay việc bán hàng online đã được siết chặt hơn và đã có những quy định của pháp luật. Mọi người có thể tham khảo bài viết: Bị phạt nặng nếu bán hoàng online không đăng ký.
Ở đây mình chỉ nói về giải pháp bán hàng online có phí và những hình thức để người kinh doanh tham khảo:

+ Thiết kế website:
      Là việc người bán hàng tìm kiếm cá nhân, tập thể thiết kế cho cửa hàng, doanh nghiệp mình một website bán hàng online.
+Hệ thống website bán hàng trực tuyến
      Người bán hàng lựa chọn các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử (có tính hệ thống). Website kèm các gói vệ tinh để thúc đẩy PR, SEO web.

Hiện nay hệ thống website bán hàng trực tuyến còn khá nhiều người chưa rõ và chưa hình dung được hết, nên mình sẽ nhấn mạnh ở điểm này:

Với hệ thống bán hàng trực tuyến này người dùng chỉ cần click chuột đăng ký website thì đã có ngay một website mẫu bán hàng online, chỉ cần vào trang quản trị để thay đổi hoặc tùy biến chỉnh sửa cho website. Đây là một thế mạnh của việc sử dụng hệ thống bán hàng online, không những vậy khi người dùng bỏ phí duy trì thì được bên nhà cung cấp chịu toàn bộ trách nhiệm về web (hỗ trợ, nâng cấp...) trong suốt thời gian sử dụng.

Chính vì việc tùy biến khá đơn giản, và hệ thống luôn được cập nhật. Nên website khá dễ dàng để làm mới mình (thay đổi giao diện web), việc này đem lại lợi ích khá lớn cho người dùng vì nếu trước đây muốn thay đổi thì phải tốn chi phí cho đội ngũ IT hoặc thiết kế thì nay lại được hỗ trợ. Và việc làm mới web (đợt lễ, khuyến mãi) sẽ làm sinh động cho web hơn, làm kích thích khách hàng ghé thăm web hơn. Không những thế hệ thống còn có các sản phẩm hỗ trợ cho người dùng tối ưu trong việc bán hàng và maketing của mình (mail, gian hàng online, mở shop facebook...). Một trong những hệ thống số 1 hiện nay được đông đảo người dùng biết đến và ưa chuộng là bizweb. Mọi người có thể đăng ký và sử dụng với 15 ngày miễn phí và toàn quyền quản trị. Đăng ký dùng thử tại đây



Wednesday, January 8, 2014

Các yếu tố trong bán hàng online giữa người bán và người mua

Khi kinh doanh, mua bán bất kì sản phẩm nào, mỗi người mua và người bán đều có những mục đích của riêng nhau. Vậy để đạt được mục đích thì người bán phải có chiến lược, chính sách như thế nào và người mua muốn thỏa mãn về sản phẩm cũng như giá cả ra làm sao.

So với việc buôn bán truyền thống thì bán hàng online tạo thuận lợi khá nhiều cho chủ cửa hàng và người mua hàng. Vậy những thuận lợi đó là gì:

  • Thời gian: Chỉ cần có thiết bị kết nối là đã ghé qua được shop online
  • So sánh sản phẩm: Với những cú click chuột và google, khách hàng có thể dễ dàng so sánh
  • Quảng cáo sản phẩm: Người bán dễ dàng đăng tin trên các diễn đàn, mạng xã hội...
  • Giao dịch: Hiện nay việc thanh toán online khá thuận tiện (qua thẻ ngân hàng, tài khoản online)
  • Chi phí: Đây là điểm mạnh vì tốn ít chi phí hơn nhiều so với việc kinh doanh truyền thống.
Chính vì mọi thao tác của người mua và người bán chỉ là trên thiết bị có kết nối internet nên không tránh khỏi những vấn đề mà cả khách hàng và chủ cửa hàng lo lắng.
Đối với chủ cửa hàng:
  • Khách hàng ảo (hiện tượng khách hàng spam, thông tin không chính xác).
  • Những hình ảnh, thông tin sản phẩm chính chủ bị sao chép.
  • Hệ thống cửa hàng online bị gián đoạn, hoặc bị phá
  • Quản lý dữ liệu của cửa hàng, đảm bảo tính bảo mật
Đối với khách hàng:
  • Thông tin sản phẩm có chính xác
  • Mặt hàng được nhận có trùng khớp với đặc điểm trên cửa hàng online
  • Giao dịch với cửa hàng online có được đảm bảo
Với những thuận lơi và lo lắng từ hai phía. Vậy làm thế nào để có một cửa hàng online mà chủ cửa hàng nên tạo và khách hàng nên ghé để mua bán.

Chủ cửa hàng có thể mở cửa hàng của mình lên các blog, facebook (mạng xã hội): Điểm mạnh của những công cụ hỗ trợ này là miễn phí và nếu có phí thì rất thấp, nhưng cũng có những hạn chế về qui định, pháp luật và cũng như hệ thống miễn phí nên chủ cửa hàng không tùy biến theo sở thích của mình một cách thoải mái được. Hiện nay hình thức tạo website bán hàng online và dùng các công cụ mạng xã hội để PR cửa hàng khá phổ biến và hiệu quả. Với việc bỏ chi phí để sở hữu website hiện nay cũng khá đa dạng, nhưng để có một website hiệu quả mọi người có thể tham khảo bài viết các vấn đề lưu ý trong chọn website bán hàng.

Để thuận mua vừa bán trên online thật sự còn rất nhiều yếu tố khác. Nhưng chốt lại vẫn là một "cửa hàng hấp dẫn" trên mạng và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, cũng như chủ cửa hàng có chiến lược trong việc quảng bá sản phẩm và làm thu hút các khách hàng ghé thăm cửa hàng của mình (ghé qua web).

Bị phạt nặng nếu kinh doanh online không đăng ký


Cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) dưới các hình thức website TMĐT bán hàng, website cung cấp dịch vụ TMĐT và các loại hình website khác nếu không đăng ký, thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, kể từ ngày 1/1/2014 cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) dưới các hình thức website TMĐT bán hàng, website cung cấp dịch vụ TMĐT và các loại hình website khác do Bộ Công thương quy định nếu không đăng ký, thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cụ thể, các hành vi vi phạm quy định về thiết lập website, bị phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website TMĐT mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ TMĐT đã đăng ký.
Mức phạt sẽ từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định; Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ TMĐT mà không đăng ký lại; cung cấp dịch vụ TMĐT không đúng với hồ sơ đăng ký; hoặc gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website; Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ TMĐT.
thương-mại-điện-tử, giao-dịch, mua-sắm, mua-bán, bán-hàng, online, website, DNNN
Việc thực hiện các nghĩa vụ trên được quy định trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT và Thông tư 12/2013/TT-BCT hướng dẫn Nghị định của Bộ Công Thương. Việc thông báo và đăng ký của các website TMĐT được thực hiện trực tuyến trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ www.online.gov.vn.
Phạt tiền từ 40 -50 triệu đồng với hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT; Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh TMĐT để huy động vốn trái phép; Lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác.
Ngoài ra, hành vi lợi dụng hoạt động, đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT để thu lợi bất chính; Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT cũng bị phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng.
thương-mại-điện-tử, giao-dịch, mua-sắm, mua-bán, bán-hàng, online, website, DNNN
Cùng với việc phạt tiền, các website cung cấp dịch vụ TMĐT vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện, thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về TMĐT.
Với hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website TMĐT, sẽ bị phạt tiền lên đến 30 triệu nếu giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT; Không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng.
Phạt đến 40 triệu đồng đối với hành vi giả mạo, hoặc sao chép giao diện website TMĐT của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc gây nhầm lẫn cũng như đánh cắp, sử dụng, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức khác...
Mức phạt lên đến 40 triệu đồng nếu không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch TMĐT; Không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ TMĐT; Không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định.
Đây là mức xử phạt hành chính đối với một trong những hành vi sai phạm trong lĩnh vực TMĐT do cá nhân thực hiện. Đối với các trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện thì mức tiền phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
Cũng theo Bộ Công Thương, kể từ ngày 1/1/2014, Cục TMĐT và CNTT sẽ phối hợp với các cơ quan có chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.

Tuesday, January 7, 2014

Quỹ đầu tư Nhật “đổ tiền” vào thương mại điện tử Việt

CyberAgent cho phép Bizweb tận dụng các nguồn lực sẵn có để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. (Ảnh: Vietnam+)

Ngày 7/1, Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures (thuộc tập đoàn CyberAgent-Nhật Bản) đã chính thức công bố đầu tư vào giải pháp bán hàng trên mạng Internet Bizweb.vn (thuộc Công ty DKT).

Tuy không tiết lộ chi tiết về khoản đầu tư cho Bizweb, nhưng phía CyberAgent Ventures cho biết tổng vốn đầu tư "đổ" vào thị trường Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là 20 triệu USD.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, trưởng đại diện của CyberAgent tại Việt Nam-Thái Lan cho hay, việc đầu tư vào Bizweb cho thấy niềm tin của đơn vị này vào triển vọng của ngành thương mại điện tử cũng như các ngành công nghiệp Internet khác tại Việt Nam.

“Bizweb.vn là một giải pháp thương mại điện tử có tốc độ phát triển nhanh và CyberAgent Ventures cam kết sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của giải pháp này bằng cách tận dụng hàng loạt các nguồn lực của toàn CyberAgent khắp châu Á,” ông Dũng nói.

Bizweb.vn chính thức ra mắt thị trường vào tháng 4/2010. Tới tháng 1/2014, Bizweb đã có hơn 4.000 khách hàng thuộc 30 lĩnh vực khác nhau. Điểm mạnh của Bizweb là website bán hàng dễ sử dụng, được tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ khách hàng như: Bizmail (hỗ trợ gửi email đến nhóm khách hàng mục tiêu), mạng quảng cáo Vietclick… Bizweb cũng có phiên bản dành riêng cho thiết bị di động.

Sản phẩm này cũng vừa đạt giải ba, nhóm sản phẩm Công nghệ thông tin thành công thuộc Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2013./.
http://www.vietnamplus.vn/quy-dau-tu-nhat-do-tien-vao-thuong-mai-dien-tu-viet/238526.vnp

Monday, January 6, 2014

Tạo website bán hàng miễn phí với hệ thống bizweb

Bizweb khá thành công với các sản phẩm giúp việc bán hàng online chuyên nghiệp và dễ dàng hơn. Bizweb tạo ra một hệ sinh thái maketing online ngày càng phong phú và khá hữu ích cho người bán hàng cũng như người mua hàng. Để hiểu rõ hơn chúng ta cũng điểm qua những tính năng nổi bật mà bizweb mang lại:
  1. Bán hàng ngay chỉ sau 30s – Miễn phí
  2. Đầy đủ những gì bạn cần
  3. Kho giao diện đẹp, đa dạng
  4. Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm - SEO
  5. Công cụ Marketing mạnh mẽ
  6. Môi trường kinh doanh hoàn hảo
  7. Tùy biến linh hoạt
  8. Đặt hàng thanh toán an toàn và nhanh chóng

Để trải nghiệp bạn có thể tạo website bán hàng online miễn phí, click vào link: 
http://www.bizweb.vn/?kd=tatn và đăng ký cực kì đơn giản, bạn sẽ thấy tại sao bizweb là một trong những sản phẩm hàng đầu trong giải pháp thương mại điện tử hiện nay.

Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ trong việc tạo web cũng như quản trị web và các thông tin về bizweb, bạn có thể liên hệ với mình qua yahoo: trannhu_ta, skype: trannhuta